Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2017

Cách giảm đau nhức khớp khủy tay do chơi thể thao

Khuỷu tay là khớp nằm giữa hai xương lớn là xương cánh tay tay và xương cẳng tay, có chức năng gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay. Khớp khuỷu có 3 vùng xương nhô ra, là nơi có các gân bám vào. Bên ngoài khớp khuỷu có mỏm trên lồi cầu ngoài, là nơi bám của nhóm cơ duỗi cổ tay và các ngón tay.  Kinh nghiệm giảm đau nhức khớp khủy tay do chơi thể thao . Bên trong khớp khuỷu có mỏm trên lồi cầu trong, là nơi bám của các nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay. Xung quanh khớp khuỷu là các dây chằng và bao khớp. Trong quá trình vận động cánh tay, chúng ta thường hay bị đau mỏi khuỷu tay, nhất là khi luyện tập thể thao quá sức. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tăng khi thực hiện các động tác xoay cẳng tay, gập duỗi ngón tay, nắm chặt tay… Tùy theo tình chất tổn thương mà bệnh nhân có các biểu hiện kèm theo.  Đau mỏi khớp khuỷu tay xảy ra là do một số bệnh lý ở khớp khuỷu như viêm khớp, gout, vô hóa sụn khớp, thoái hóa khớp khuỷu tay hay do chấn thương viêm mỏm trên lồi cầu. Trong đó,

Bệnh lao khớp háng ở trẻ em

Lao khớp háng ở trẻ em là một dạng viêm khớp háng do vi khuẩn lao. Bệnh thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm từ 2-3 năm, theo đường máu, vi khuẩn lao có thể lây lan từ phức hợp sơ nhiễm đến các xương và khớp trong cơ thể.  Lao khớp háng là căn bệnh lao xương khớp phổ biến ở trẻ em, chỉ đứng sau lao cột sống. Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG, suy dinh dưỡng, còi xương… có nguy cơ mắc bệnh này rất cao. Nhận biết sớm các triệu chứng lao khớp háng ở trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm đưa con mình đến bệnh viện điều trĩ đúng cách, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Dưới đây là phương pháp chuẩn đoán bệnh lao khớp háng ở trẻ em, mọi người có thể tham khảo: Triệu chứng toàn thân: Triệu chứng toàn thân ở trẻ em bị lao khớp háng là triệu chứng chung của bệnh lao như: Trẻ hay sốt về chiều, ra mồ hôi trộm ở trán, lưng. Trẻ kém ăn, không muốn ăn,gầy gò, nhẹ cân, tăng cân ít, chậm lớn, kém phát triển. Sức yếu, người hay mệt mỏi, hay ốm vặt, lười hoạt động, không

Phòng gãy xương vùng khớp háng ở người già

Gãy xương vùng khớp háng làm hạn chế khả năng vận động và tự lập của người bệnh, bởi lẽ họ phải trải qua phẫu thuật, nằm viện, bất động và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Khi gãy xương vùng khớp háng, người bệnh luôn cần người trợ giúp hằng ngày trong suốt thời gian điều trị, có khi kéo dài hàng năm (nếu không thay khớp), vừa đau đớn, vừa phiền phức.  Nếu điều trị không kịp thời, đúng phương pháp, người bệnh dễ tử vong do loét, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, tắc mạch chi, tắc mạch phổi..v.v.. Nguyên nhân Phần lớn gãy xương vùng khớp háng liên quan đến tình trạng loãng xương (yếu xương, thưa xương) ở người có tuổi, kết hợp sau một lực tác động không lớn vào háng (ngã ngồi, đập mông xuống nền nhà, bậc thềm, cầu thang…). Loãng xương xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh và đàn ông lớn tuổi. Loãng xương làm cho thành xương mỏng, xương mềm, dẫn đến khả năng chịu lực kém, xương dễ gãy, đặc biệt xương vùng khớp háng là điểm yếu nhất, dễ bị tổn thương nhất khi có loãng xương.

Phân biệt gai gót chân và viêm gân xơ hóa

Triệu chứng chủ yếu của gai gót chân là đau dưới đáy của bàn chân, cơn đau gần gót chân. Chúng sẽ càng đau hơn khi bạn bước đi vào sáng sớm sau khi thức dậy. Cơn đau sẽ càng tệ hơn nếu bạn đứng hay ngồi trong một thời gian dài, hoặc sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, bạn sẽ không cảm thấy đau trong quá trình tập thể dục. Vùng bị ảnh hưởng Gai gót chân là phản ứng viêm xuất hiện ở vùng cân cơ bàn chân. Cân cơ là một tấm màng cơ dày trải dài từ gót chân cho đến các ngón chân và gót bàn chân. Nó đóng vai trò như một miếng đệm chân của bạn. Gai gót chân xuất hiện khi cân cơ bàn chân bị viêm. Nguyên nhân Cân cơ bàn chân cũng giống như bộ phận giảm xóc. Nếu có quá nhiều sức ép đè nặng lên chúng, một vài vết nứt nhỏ có thể xuất hiện. Những động tác lặp đi lặp lại quá nhiều lần cũng gây ra kích thích và viêm cân cơ bàn chân. Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Dáng đi không bình thường: Khi đi bộ, bàn chân của bạn cong vào trong quá nhiều. Vòm chân của bạn c

Biện pháp phòng bệnh viêm khớp tay

Viêm khớp tay thường xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng và viêm khớp cổ tay và khớp ngón tay; bị cứng khớp tay nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, khả năng cầm nắm kém, không thể vận động nhanh nhẹn và linh hoạt như bình thường; ngoài ra tùy vào mức độ tổn thương mà cơn đau cũng như khả năng cử động bị hạn chế ở mức độ khác nhau.  Không nên vận động tay quá mạnh: các chuyên gia cho rằng vận động tay quá mạnh, quá sức là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến viêm khớp, hơn nữa khớp tay vốn rất nhỏ, vì thế rất dễ bị tổn thương, do vậy bạn nên hạn chế các vận động mạnh để tránh ảnh hưởng đến khớp, từ đó tránh được nguy cơ bị viêm. Không nên vặn, xoắn cổ tay: ở trạng thái bình thường các khớp và sụn được cân bằng, nhưng khi bạn cố tình xoay cổ tay hoặc vặn cổ tay sẽ khiến các khớp bị lệch, tạo ra sự ma sát giữa các đầu xương, gây đau đớn, lâu dần sẽ dẫn tới viêm. Vì vậy cách phòng bệnh viêm khớp tay hiệu quả đó là bạn nên tránh vặn, xoay khớp tay xảy ra. Điều trị dứt điểm tình

Chữa trị chuột rút bàn tay hiệu quả

Chuột rút hay vọp bẻ bàn tay là tình trạng co thắt bàn tay ngoài ý muốn, không tự duỗi ra được. Nguyên nhân gây bệnh có thể do mức canxi, magie trong máu thấp, hoặc cơ thể thiếu nước làm cơ bắp dễ bị co rút, mắc hội chứng đường hầm cổ tay Chuột rút bàn tay hay còn gọi là vọp bẻ thường xảy ra khi vận động quá sức, Các đối tượng có nguy cơ gặp phải là vận động viên thể thao, công nhân sản xuất dây chuyền, phụ nữ mang thai… Ngoài ra, khi cơ thể mất nước, thiếu muối đều có thể bị chuột rút. Khi bị chuột rút, phải dừng ngay các hoạt động ở bàn tay và ngón tay. Tiếp đó cần xoa nắn nhẹ nhàng bàn tay và các ngón tay để thư giãn cơ rồi mới từ từ cử động bàn tay. Nếu bạn đang phải lao động nặng thì nên uống oresol để đề phòng thiếu nước và muối. Đồng thời, nên thường xuyên co duỗi các ngón tay để hạn chế tái phát chuột rút bàn tay. Duy trì một chế độ dinh dưỡng đủ chất và tăng cường một số thực phẩm có thể giúp cải thiện tình trạng chuột rút bàn tay để hiện tượng này không ảnh hư

Mách bạn cách phòng tránh bệnh gout hiệu quả

Gout trong lịch sử được coi là bệnh của vua chúa hay bệnh của người giàu vì thường xuất hiện trên những người ăn uống thừa chất. Ngày nay người ta biết rõ rằng bệnh gút là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh gout. Bổ sung nước: Nước giúp loại bỏ acid uric khỏi cơ thể, vì vậy cần tăng cường uống nước giúp phòng tránh được bệnh gout thống phong. Giảm béo. Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ acid uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Tuy nhiên không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy lại càng làm tăng acid uric máu. Tăng cường thực phẩm chứa ít purine: Những loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại hạt, rau nhiều chất xơ là những thực phẩm có lượng purine thấp. Những thực phẩm này có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong máu. Quả anh đào và quả mâm xôi được các chuyên gia khuyên nên dùng. Mách bạn các

Chân tê cảnh báo thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng thường gặp ở người bị thoát vị đĩa đệm là tê chân , đau khi khom hay cúi người. Mức độ đau nhiều hay ít tùy theo thể trạng và thói quen sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Về cơ bản có môt số dấu hiệu nhận biết như sau: 1. Đau cách hồi: Cảm giác tê dần rồi đau, khi nằm nghỉ, cơn đau sẽ giảm tạm thời. Thông thường bệnh nhân có thể đi từ 5 đến 10 m là đau. Ở mức độ năng hơn, cơn đau và tê nhức kéo đến nhanh hơn và đau nhiều hơn. Khả năng chịu lực của cột sống càng kém thì việc đi lại của bệnh nhân càng hạn chế, điều đó cho thấy mức độ bệnh đã trở nặng. 2. Đau từ lưng lan xuống hông và xuống chân, bàn chân, ngón chân. Đây là biểu hiện đau thần kinh tọa do đĩa đệm trượt lồi ra gây chèn ép rễ thần kinh tại đốt sống bị tổn thương. 3. Đau khi khom người hay cúi lưng do cột sống không vững. Đây là biểu hiện đau của tình trạng trượt đốt sống gây nên. Chân tê cảnh báo thoát vị đĩa đệm 4. Tê chân thường xuyên là biểu hiện của dây thần kinh bị chèn ép. Càng v

Tê tay là triệu chứng những bệnh gì ?

Tê tay sẽ tự động biến mất khi vận động, xoa bóp, nhưng nếu tình trạng này kéo dài nhiều lần với tuần suất tăng cao, nhất là sáng sớm lúc ngủ dậy thì có thể bạn đang mắc một trong những căn bệnh sau: Thoái hóa cột sống cổ Bệnh thường gặp ở những người tuổi trung niên và một trong các triệu chứng đặc trưng là ngón tay bị tê cứng. Hiện nay, nhiều người trẻ tuổi cũng sớm mắc căn bệnh này, đặc biệt ở những người ngồi nhiều, ít vận động, tư thế ngồi không đúng, hay thường xuyên cúi đầu sử dụng máy vi tính hoặc điện thoại. Thoái hóa cột sống cổ có những biểu hiện đa dạng, trong đó có triệu chứng tê tay. Vì thế hãy lưu ý nếu tê tay kèm theo các cơn đau, phạm vi tê lan rộng ở cánh tay, bả vai, đau nhức lưng… và đặc biệt nếu các triệu chứng này biểu hiện rõ ràng sau khi ngủ dậy. Các dây thần kinh bị chèn ép ngay đốt sống cổ do tư thế ngủ khiến mạch máu không lưu thông đến tay là một trong những nguyên nhân gây tê. Tuy nhiên ,đó chỉ là nguyên nhân thường gặp ở những người có

Thực phẩm cho người loãng xương

Xương lợn, xương gà, … là các loại xương ống động vật giúp người bệnh chống lại quá trình loãng xương của cơ thể. Các thực phẩm này cung cấp protein, collagen, canxi, phốt pho, muối khoáng và yếu tố vi lượng khác. Người bị loãng xương nên bổ sung canxi và sữa là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều canxi. Việc cung cấy đầy đủ canxi sẽ giúp duy trì hệ xương khớp chắc khỏe. Các loại sữa giúp bạn cung cấp canxi, vitamin D, protit và nhiều khoáng chất tốt cho xương, giúp người bệnh giảm đau nhức. Đối với người thừa cân, béo phì thì nên chọn sữa ít béo, ít đường hoặc không đường. Tôm, cua, cá nhỏ là những loại thực phẩm tốt giúp người bệnh trả lời cho câu hỏi “người bị loãng xương nên ăn gì?”. Các loại này chứa nhiều dinh dưỡng cao cho cơ thể và tốt cho hệ xương khớp. Các loại cua, cá nhỏ có thể ăn cả xương, từ đó cung cấp được hàm lượng canxi, muối khoáng, protein, các yếu tố vi lượng để giúp người bệnh loãng xương cải thiện tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Thự