Lao khớp háng ở trẻ em là một dạng viêm khớp háng do vi khuẩn lao. Bệnh thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm từ 2-3 năm, theo đường máu, vi khuẩn lao có thể lây lan từ phức hợp sơ nhiễm đến các xương và khớp trong cơ thể.
Lao khớp háng là căn bệnh lao xương khớp phổ biến ở trẻ em, chỉ đứng sau lao cột sống. Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG, suy dinh dưỡng, còi xương… có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.
Nhận biết sớm các triệu chứng lao khớp háng ở trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm đưa con mình đến bệnh viện điều trĩ đúng cách, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Dưới đây là phương pháp chuẩn đoán bệnh lao khớp háng ở trẻ em, mọi người có thể tham khảo:
Triệu chứng toàn thân:
Triệu chứng toàn thân ở trẻ em bị lao khớp háng là triệu chứng chung của bệnh lao như:
Trẻ hay sốt về chiều, ra mồ hôi trộm ở trán, lưng.
Trẻ kém ăn, không muốn ăn,gầy gò, nhẹ cân, tăng cân ít, chậm lớn, kém phát triển.
Sức yếu, người hay mệt mỏi, hay ốm vặt, lười hoạt động, không chịu chơi…
Triệu chứng tại khớp háng:
Đau là biểu hiện thường gặp nhất. Trẻ luôn than đau ở vùng háng hoặc đôi khi ờ đầu gối. Đau không dữ dội nhưng kéo dài dai dẳng suốt ngày đêm, có thể khiến trẻ bị mất ngủ.
Khi khám (cho trẻ để trần, không mặc quần áo) sẽ thấy:
Tư thế đi – đứng: trẻ đứng không vững, đi đứng hạn chế, không thể đi thẳng mà thường phải nghiêng người về phía háng bị đau.
![]() |
Bệnh lao khớp háng ở trẻ em |
Tư thế nằm: Hạn chế các cử động thụ động vùng quanh khớp háng như dạng đùi ra phía ngoài, duỗi chân. Thực hiện các động tác gập gối cũng thấy đau.
Trẻ bị nổi hạch ở bẹn và vùng sau cung đùi, các hạch lao này mềm, sưng to, căng nhưng không gây đau.
Ngoài ra, trẻ có thể bị teo cơ ở vùng mông và cơ tứ đầu đùi. Nếp mông phía bên đau và hạ thấp. Đùi về phía bên đau không cân bằng với bên lành. Phát hiện được ổ áp xe lạnh ở phần bẹn và mông. Khám kỹ có thể thấy dày bao hoạt dịch khớp háng. Ở giai đoạn đầu, khớp háng có thể bị dị lệch, sai khớp sớm, nhanh.
Chụp X quang:
Chụp X-quang vó vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Chụp x-quang sẽ thấy hẹp khe khớp và mất chất vôi đầu xương. Có thể thấy hình ảnh khuyết xương hoặc hốc nhỏ ở chỏm xương đùi phần trên ngoài.
Sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học:
Sinh thiết màng hoạt dịch bằng kim, bằng phẫu thuật qua vi thể thấy tổn thương lao điển hình (nang lao, bã đậu và vi khuẩn lao).Sinh thiết hạch gốc chi đôi khi thấy tổn thương lao đặc hiệu. Hội chứng đau cơ xơ hóa http://coxuongkhoppcc.com/hoi-chung-dau-co-xo-hoa.html
Tìm hiểu nguồn gốc lây nhiễm
Từ các thành viên trong gia đình: Những người có quan hệ mật thiết với trẻ như ông, bà, cha, mẹ hoặc những người thường xuyên gần gũi, chăm sóc trẻ. Từ trường lớp: Thầy giáo, cô giáo, bảo mẫu, các bạn học…. Vấn để tiêm chủng BCG.
Nếu được điều trị lao khớp háng đúng nguyên tắc, hiệu quả và tích cực, trẻ có thể khỏi bệnh và phục hồi, trở lại sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ không đưa trẻ đến bệnh viện sớm, điều trị không đúng cách, vi khuẩn lao có thể lan sang các bộ phận khác gây biến chứng rò mủ kéo dài, nhiễm khuẩn phụ, sai khớp, dính khớp, cứng khớp, tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng, xơ hóa bao khớp… hoặc thậm chí là lao toàn bộ cơ thể trẻ.
►Xem thêm: Gãy xương vùng khớp háng
Nhận xét
Đăng nhận xét