Chuyển đến nội dung chính

Phòng gãy xương vùng khớp háng ở người già

Gãy xương vùng khớp háng làm hạn chế khả năng vận động và tự lập của người bệnh, bởi lẽ họ phải trải qua phẫu thuật, nằm viện, bất động và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Khi gãy xương vùng khớp háng, người bệnh luôn cần người trợ giúp hằng ngày trong suốt thời gian điều trị, có khi kéo dài hàng năm (nếu không thay khớp), vừa đau đớn, vừa phiền phức. 

Nếu điều trị không kịp thời, đúng phương pháp, người bệnh dễ tử vong do loét, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, tắc mạch chi, tắc mạch phổi..v.v..

Nguyên nhân

Phần lớn gãy xương vùng khớp háng liên quan đến tình trạng loãng xương (yếu xương, thưa xương) ở người có tuổi, kết hợp sau một lực tác động không lớn vào háng (ngã ngồi, đập mông xuống nền nhà, bậc thềm, cầu thang…). Loãng xương xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh và đàn ông lớn tuổi. Loãng xương làm cho thành xương mỏng, xương mềm, dẫn đến khả năng chịu lực kém, xương dễ gãy, đặc biệt xương vùng khớp háng là điểm yếu nhất, dễ bị tổn thương nhất khi có loãng xương.

Các yếu tố nguy cơ

Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến gãy xương vùng khớp háng, gồm hai nhóm: nguy cơ liên quan đến tình trạng loãng xương và nguy cơ dễ té ngã:

Nguy cơ liên quan loãng xương:

Tuổi: tuổi càng cao, nguy cơ loãng xương càng tăng.
Giới: nữ giới có tỷ lệ loãng xương cao hơn nam giới ở cùng độ tuổi.
Di truyền: trong gia đình có người từng gãy xương vì loãng xương thì các thành viên khác trong gia định có nguy cơ gãy xương do loãng xương cao hơn khi có tuổi. Người có thể trạng gầy, nhỏ dễ mắc loãng xương hơn.
Dinh dưỡng: người nhẹ cân, dinh dưỡng kém, có chế độ ăn kiêng làm giảm calxi và vitamin D trong khẩu phần ăn, dễ mắc loãng xương và gãy xương.

Phòng gãy xương vùng khớp háng ở người già
Phòng gãy xương vùng khớp háng ở người già


Cách sống: hút thuốc lá, uống rượu quá mức, cùng với ít rèn luyện thể lực là những yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương, dễ gãy xương.

Nguy cơ dễ té ngã:
Người suy giảm về thể chất và tinh thần: liệt yếu chi, viêm khớp mãn tính, thị lực kém, lão hóa, sa sút trí tuệ, Alzheimer…
Sử dụng thuốc: nhiều loại thuốc khi uống vào có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, cũng như gây buồn ngủ, chóng mặt, mất tập trung…dễ gây té ngã.

Phòng tránh gãy xương vùng khớp háng

Phần lớn các trường hợp gãy xương vùng khớp háng do trượt chân ngã tại nhà. Rất nhiều trường hợp chúng ta có thể ngăn ngừa được những tai nạn này, vị dụ như các vật dụng trong nhà phải được sắp xếp gọn gàng, tránh vướng chân, vấp ngã; trong nhà phải đầy đủ ánh sáng để người già dễ quan sát; trong phòng tắm phải gắn các thanh vịn, có thảm chống trượt; gạch lát nhà tăng độ ma sát…

Tập thể dục vừa giúp chậm loãng xương, vừa tăng cường sức khỏe cho cơ bắp. Ngoài ra tập thể dục giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Các môn thể dục phù hợp người có tuổi gồm leo cầu thang, chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe…

Tập cách giữ thăng bằng góp phần làm giảm nguy cơ té ngã

Trang bị những hiểu biết về sức khỏe và các tác dụng phụ của thuốc. Mỗi năm người có tuổi nên kiểm tra mắt, tim mạch định kỳ. Khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào cũng nên hỏi bác sĩ tác dụng phụ và liều lượng phù hợp, đọc tờ hướng dẫn cách sử dụng thuốc trước khi dùng, lưu ý những tác dụng phụ như chóng mặt, mất thăng bằng, buồn ngủ, mất tập trung…

Có những điều người có tuổi có thể làm để duy trì và cải thiện độ bền của xương:

Hiểu được nguy cơ cá nhân của chính mình đối với gãy xương. Điều này dựa trên bất kỳ yếu tố nguy cơ nào người bệnh có thể có (như trên đã nêu). Khi cần, có thể hỏi bác sĩ để đo mật độ xương (đo loãng xương.

►Xem thêm: Gai gót chân

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt gai gót chân và viêm gân xơ hóa

Triệu chứng chủ yếu của gai gót chân là đau dưới đáy của bàn chân, cơn đau gần gót chân. Chúng sẽ càng đau hơn khi bạn bước đi vào sáng sớm sau khi thức dậy. Cơn đau sẽ càng tệ hơn nếu bạn đứng hay ngồi trong một thời gian dài, hoặc sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, bạn sẽ không cảm thấy đau trong quá trình tập thể dục. Vùng bị ảnh hưởng Gai gót chân là phản ứng viêm xuất hiện ở vùng cân cơ bàn chân. Cân cơ là một tấm màng cơ dày trải dài từ gót chân cho đến các ngón chân và gót bàn chân. Nó đóng vai trò như một miếng đệm chân của bạn. Gai gót chân xuất hiện khi cân cơ bàn chân bị viêm. Nguyên nhân Cân cơ bàn chân cũng giống như bộ phận giảm xóc. Nếu có quá nhiều sức ép đè nặng lên chúng, một vài vết nứt nhỏ có thể xuất hiện. Những động tác lặp đi lặp lại quá nhiều lần cũng gây ra kích thích và viêm cân cơ bàn chân. Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Dáng đi không bình thường: Khi đi bộ, bàn chân của bạn cong vào trong quá nhiều. Vòm chân của bạn c

Đau dây thần kinh tọa nên làm gì để hạn chế mắc bệnh?

Giấc ngủ đóng vai trò rất cần thiết cho việc thư giãn, phục hồi chức năng của các cơ quan. Vì vậy, việc ngủ đúng tư thế cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cách chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Đau dây thần kinh tọa là bệnh liên quan đến dây thần kinh, gây ra chứng đau lưng kéo xuống chân trái hoặc chân phải, ít trường hợp đau cả hai chân. Bệnh do tổn thương dây thần kinh tọa gây ra, bắt nguồn từ thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc các chấn thương do vận động thông thường. Tư thế bào thai: Ở tư thế bào thai, cột sống được kéo giãn và hầu như không phải chịu bất cứ áp lực nào từ trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là tư thế giúp khắc phục tật ngáy ngủ và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Để nằm theo tư thế bào thai, người bệnh nằm co gối sát gần tới cằm giống như thai nhi trong bụng mẹ. Nằm ngửa thẳng lưng: Tư thế nằm ngửa lưng giúp cho cột sống được giữ thẳng. Người bệnh nên nằm đệm êm nhưng không lún (vì có thể làm cong võng xương),