Chuyển đến nội dung chính

Phân biệt gai gót chân và viêm gân xơ hóa

Triệu chứng chủ yếu của gai gót chân là đau dưới đáy của bàn chân, cơn đau gần gót chân. Chúng sẽ càng đau hơn khi bạn bước đi vào sáng sớm sau khi thức dậy. Cơn đau sẽ càng tệ hơn nếu bạn đứng hay ngồi trong một thời gian dài, hoặc sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, bạn sẽ không cảm thấy đau trong quá trình tập thể dục.

Vùng bị ảnh hưởng

Gai gót chân là phản ứng viêm xuất hiện ở vùng cân cơ bàn chân. Cân cơ là một tấm màng cơ dày trải dài từ gót chân cho đến các ngón chân và gót bàn chân. Nó đóng vai trò như một miếng đệm chân của bạn.

Gai gót chân xuất hiện khi cân cơ bàn chân bị viêm.

Nguyên nhân

Cân cơ bàn chân cũng giống như bộ phận giảm xóc. Nếu có quá nhiều sức ép đè nặng lên chúng, một vài vết nứt nhỏ có thể xuất hiện. Những động tác lặp đi lặp lại quá nhiều lần cũng gây ra kích thích và viêm cân cơ bàn chân. Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Dáng đi không bình thường: Khi đi bộ, bàn chân của bạn cong vào trong quá nhiều. Vòm chân của bạn cong lên quá nhiều hoặc bàn chân của bạn quá phẳng. Bạn đi, đứng hay chạy trong một thời gian dài, đặc biệt là trên bề mặt gồ ghề. Bạn béo phì hay thừa cân. Bạn mang giày không phù hợp với kích cỡ: quá chật hay quá rộng.

Phương pháp điều trị

Gai gót chân có thể chữa trị bằng phương pháp thích hợp tại nhà như nghỉ ngơi hay chườm đá. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ đưa ra một số phương pháp trị liệu hữu ích cho bạn:
Trị liệu: Tập thể dục, nẹp và dùng dụng cụ chỉnh hình sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh của cơ và giảm áp lực lên gót chân.

Phẫu thuật và những phương pháp khác: Nếu phương pháp dùng thuốc và vật lý trị liệu trên không hiệu quả, hãy thử những phương pháp khác như sử dụng sóng xung kích ngoài cơ thể nhằm kích thích khả năng phục hồi mô chịu ảnh hưởng. Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng bạn nghĩ tới khi trường hợp của bạn quá nghiêm trọng và tất cả các hình thức điều trị không phẫu thuật đều không hiệu quả với bạn.

Phân biệt gai gót chân và viêm gân xơ hóa
Phân biệt gai gót chân và viêm gân xơ hóa


Viêm gân xơ hóa

Vùng chịu ảnh hưởng

Viêm gân xơ hóa là bệnh về gân. Gân là một màng mô dày giúp gắn kết xương vào các cơ. Viêm gân xơ hóa có thể xuất hiện ở gót chân, vai, cổ tay và đầu gối.

Viêm gân xơ hóa xuất hiện khi gân bị viêm.

Triệu chứng

Những triệu chứng của viêm gân xơ hóa bao gồm:

Đau tại vùng bị tổn thương. Sưng. Cứng: Bạn sẽ cảm thấy khó di chuyển hay cử động. Yếu dần. Ấm, nóng tại khu vực bị tổn thương.

Hãy tìm đến bác sĩ nếu những triệu chứng trên xuất hiện và cản trở hoạt động thường ngày của bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm gân xơ hóa bao gồm:

Những cử động lặp đi lặp lại quá nhiều vượt quá sức chịu của gân. Bạn có gai xương (https://vi.wikipedia.org/wiki/Gai_cột_sống).
Canxi tích tụ trên gân ngay tại đầu bám. Bạn chơi những môn thể thao hay hoạt động thể chất như nhảy, chạy và xoay mình. Bạn béo phì hay thừa cân.

Bạn hoạt động quá sức trong những hoạt động thể chất, chẳng hạn như bạn đang theo một khóa huấn luyện cấp tốc Bạn bưng bê vật nặng.

Phương pháp điều trị

Mục đích của phương pháp điều trị viêm gân xơ hóa là giảm viêm và đau nhức. Có rất nhiều phương pháp chữa trị bao gồm:

Trị liệu: Bài tập trị liệu như kéo giãn hay tăng cường sức mạnh cơ bắp có tác dụng chữa trị những vùng cơ và gân bị viêm.

Giảm cân: Giảm cân rất quan trọng vì nếu thừa cân sẽ gia tăng áp lực lên vùng ảnh hưởng.
Những trường hợp nghiêm trọng, bạn nên can thiệp phẫu thuật giúp chỉnh sửa gân. Phương pháp xâm lấn giúp tháo mô sẹo ở các gân cơ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên phẫu thuật khi đã thử tất cả các điều trị không xâm lấn khác mà không có tác dụng.

Cả gai gót chân và viêm gân xơ hóa đều là những vấn đề liên quan đến tấm màng dày giúp kết nối xương và cơ. Tuy nhiên, chúng là hai căn bệnh khác nhau. Nhận biết được sự khác biệt sẽ giúp bạn chữa trị tình trạng của mình đúng cách. Khi những cơn đau xuất hiện, bạn nên tìm gặp bác sĩ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được thăm khám và điều trị sớm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau dây thần kinh tọa nên làm gì để hạn chế mắc bệnh?

Giấc ngủ đóng vai trò rất cần thiết cho việc thư giãn, phục hồi chức năng của các cơ quan. Vì vậy, việc ngủ đúng tư thế cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cách chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Đau dây thần kinh tọa là bệnh liên quan đến dây thần kinh, gây ra chứng đau lưng kéo xuống chân trái hoặc chân phải, ít trường hợp đau cả hai chân. Bệnh do tổn thương dây thần kinh tọa gây ra, bắt nguồn từ thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc các chấn thương do vận động thông thường. Tư thế bào thai: Ở tư thế bào thai, cột sống được kéo giãn và hầu như không phải chịu bất cứ áp lực nào từ trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là tư thế giúp khắc phục tật ngáy ngủ và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Để nằm theo tư thế bào thai, người bệnh nằm co gối sát gần tới cằm giống như thai nhi trong bụng mẹ. Nằm ngửa thẳng lưng: Tư thế nằm ngửa lưng giúp cho cột sống được giữ thẳng. Người bệnh nên nằm đệm êm nhưng không lún (vì có thể làm cong võng xương),

Phòng gãy xương vùng khớp háng ở người già

Gãy xương vùng khớp háng làm hạn chế khả năng vận động và tự lập của người bệnh, bởi lẽ họ phải trải qua phẫu thuật, nằm viện, bất động và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Khi gãy xương vùng khớp háng, người bệnh luôn cần người trợ giúp hằng ngày trong suốt thời gian điều trị, có khi kéo dài hàng năm (nếu không thay khớp), vừa đau đớn, vừa phiền phức.  Nếu điều trị không kịp thời, đúng phương pháp, người bệnh dễ tử vong do loét, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, tắc mạch chi, tắc mạch phổi..v.v.. Nguyên nhân Phần lớn gãy xương vùng khớp háng liên quan đến tình trạng loãng xương (yếu xương, thưa xương) ở người có tuổi, kết hợp sau một lực tác động không lớn vào háng (ngã ngồi, đập mông xuống nền nhà, bậc thềm, cầu thang…). Loãng xương xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh và đàn ông lớn tuổi. Loãng xương làm cho thành xương mỏng, xương mềm, dẫn đến khả năng chịu lực kém, xương dễ gãy, đặc biệt xương vùng khớp háng là điểm yếu nhất, dễ bị tổn thương nhất khi có loãng xương.