Chuyển đến nội dung chính

Vài tư thế ngồi hại xương khớp

Nhiều người khi ngồi thường có thói quen co chân để lên ghế, cảm thấy thoải mái hơn, nhưng những tư thế ngồi hại xương chậu của bạn đấy. Khi bạn co 1 chân lên ghế thì khiến cho xương chậu 2 bên không đều nhau, lâu ngày sẽ làm lệch xương chậu. Đồng thời cũng làm cột sống bị cong vẹo ảnh hưởng đến chức năng cột sống nếu thường xuyên áp dụng tư thế này.


Tư thế chuẩn: Khi ngồi trên ghế làm việc bạn nên để lưng thẳng, 2 chân duỗi thẳng thoải mái, ngồi như vậy vừa bảo vệ xương cột sống vừa giúp xương chậu cân bằng, tránh những bệnh tật về xương khớp.


Ngồi vắt chéo chân


Rất nhiều người có thói quen ngồi vắt chéo chân, nhưng đây lại là một tư thế ngồi sai, gây ảnh hưởng xấu cho vùng xương chậu của mình. Ngồi vắt chéo chân sẽ khiến cho 2 bên xương chậu không cân bằng, lặp lại thường ngày có thể khiến cho khung xương của bạn bị lệch.

Nhất là những bạn gái đang ở tuổi dậy thì càng nên tránh vì khi này xương chậu của bạn đang phát triển nhanh. Nếu không muốn sau này khó khăn trong sinh nở thì bỏ ngay thói quen này đi.

Ngủ gục trên bàn


Tưởng chừng tư thế này không có ảnh hưởng gì tới xương chậu nhưng thực tế khi bạn ngồi ngủ gục trên bàn,trọng lượng của cơ thể sẽ bị dồn về một phía, ảnh áp lực lên xương chậu. Thường xuyên lặp lại tư thế như vậy rất dễ làm cho xương chậu bị lệch.

Tốt nhất bạn không nên ngủ gục như vậy, nếu mệt mỏi bạn nên nằm thoải mái trên giường để ngủ tránh làm hỏng xương chậu mà bản thân không hề biết.

Ngồi bàn không phù hợp


Khi làm việc hoặc học tập, các bạn nên lựa chọn bàn, ghế phù hợp với chiều dài cơ thể. Nếu bàn làm việc không phù hợp, quá cao hoặc quá thấp thì sẽ khiến cơ thể cúi quá thấp, ngẩng quá cao cũng gây áp lực lên khung xương, ảnh hưởng tới xương và khả năng sinh sản sau này.

Ngồi trượt mông, ngả người về phía sau


Tư thế này có thể giúp bạn thoải mái từ tư thế này nhưng không hề, nó không những không thoải mái mà còn gây hại cho xương khớp. Nguy cơ thoát vị đĩa đệm rất lơn, vì vậy không nên ngồi nhiều ở tư thế này.

Bạn nên ngồi thẳng lưng, để chân thoải mái, nếu cảm thấy mỏi, hãy đứng lên vận động, không ngồi trượt mông nh ư vậy, vừa không thoải mái mà còn kéo theo nguy cơ về các bệnh xương khớp.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chấn thương cột sống vì sao?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chấn thương cột sống. Hàng đầu là các nguyên nhân do tai nạn giao thông, tai nạn lao động như ngã từ trên cao xuống gây vỡ, lún, xẹp đốt sống. Các nguyên nhân do chấn thương ở các môn thể thao (đua xe đạp, đua ngựa...), các vết thương cột sống do hỏa khí như đạn bắn, gãy cột sống cổ như ở các nạn nhân tự tử bằng thắt cổ... Các nguyên nhân này gây ra tổn thương tại các đốt sống như di lệch, vỡ, lún, chèn ép, chảy máu, phù nề, thậm chí làm đứt ngang dây sống. Trong chấn thương cột sống có hai cơ chế nổi bật, cơ chế trực tiếp và cơ chế gián tiếp. Cơ chế trực tiếp: bị vật cứng đập trực tiếp vào cột sống hoặc bị té ngửa làm ưỡn quá mức hay gập quá mức cột sống. Cơ chế gián tiếp: Ép theo trục dọc cột sống từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Ví dụ ngã từ trên cao xuống lộn đầu xuống trước, vật rơi từ trên cao đè xuống bả vai, ngã ngồi. Cơ chế chấn thương gián tiếp còn được đề cập đến trong trường hợp xoay hoặc ưỡn cột sống quá mức. Chữa trị Phụ thuộ...

Biện pháp phòng bệnh viêm khớp tay

Viêm khớp tay thường xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng và viêm khớp cổ tay và khớp ngón tay; bị cứng khớp tay nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, khả năng cầm nắm kém, không thể vận động nhanh nhẹn và linh hoạt như bình thường; ngoài ra tùy vào mức độ tổn thương mà cơn đau cũng như khả năng cử động bị hạn chế ở mức độ khác nhau.  Không nên vận động tay quá mạnh: các chuyên gia cho rằng vận động tay quá mạnh, quá sức là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến viêm khớp, hơn nữa khớp tay vốn rất nhỏ, vì thế rất dễ bị tổn thương, do vậy bạn nên hạn chế các vận động mạnh để tránh ảnh hưởng đến khớp, từ đó tránh được nguy cơ bị viêm. Không nên vặn, xoắn cổ tay: ở trạng thái bình thường các khớp và sụn được cân bằng, nhưng khi bạn cố tình xoay cổ tay hoặc vặn cổ tay sẽ khiến các khớp bị lệch, tạo ra sự ma sát giữa các đầu xương, gây đau đớn, lâu dần sẽ dẫn tới viêm. Vì vậy cách phòng bệnh viêm khớp tay hiệu quả đó là bạn nên tránh vặn, xoay khớp tay xảy ra. Điều trị dứt điểm ...

Tê tay là triệu chứng những bệnh gì ?

Tê tay sẽ tự động biến mất khi vận động, xoa bóp, nhưng nếu tình trạng này kéo dài nhiều lần với tuần suất tăng cao, nhất là sáng sớm lúc ngủ dậy thì có thể bạn đang mắc một trong những căn bệnh sau: Thoái hóa cột sống cổ Bệnh thường gặp ở những người tuổi trung niên và một trong các triệu chứng đặc trưng là ngón tay bị tê cứng. Hiện nay, nhiều người trẻ tuổi cũng sớm mắc căn bệnh này, đặc biệt ở những người ngồi nhiều, ít vận động, tư thế ngồi không đúng, hay thường xuyên cúi đầu sử dụng máy vi tính hoặc điện thoại. Thoái hóa cột sống cổ có những biểu hiện đa dạng, trong đó có triệu chứng tê tay. Vì thế hãy lưu ý nếu tê tay kèm theo các cơn đau, phạm vi tê lan rộng ở cánh tay, bả vai, đau nhức lưng… và đặc biệt nếu các triệu chứng này biểu hiện rõ ràng sau khi ngủ dậy. Các dây thần kinh bị chèn ép ngay đốt sống cổ do tư thế ngủ khiến mạch máu không lưu thông đến tay là một trong những nguyên nhân gây tê. Tuy nhiên ,đó chỉ là nguyên nhân thường gặp ở những người có ...