Chuyển đến nội dung chính

Cách giảm đau nhức khớp khủy tay do chơi thể thao

Khuỷu tay là khớp nằm giữa hai xương lớn là xương cánh tay tay và xương cẳng tay, có chức năng gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay. Khớp khuỷu có 3 vùng xương nhô ra, là nơi có các gân bám vào. Bên ngoài khớp khuỷu có mỏm trên lồi cầu ngoài, là nơi bám của nhóm cơ duỗi cổ tay và các ngón tay. 

Kinh nghiệm giảm đau nhức khớp khủy tay do chơi thể thao. Bên trong khớp khuỷu có mỏm trên lồi cầu trong, là nơi bám của các nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay. Xung quanh khớp khuỷu là các dây chằng và bao khớp.

Trong quá trình vận động cánh tay, chúng ta thường hay bị đau mỏi khuỷu tay, nhất là khi luyện tập thể thao quá sức. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tăng khi thực hiện các động tác xoay cẳng tay, gập duỗi ngón tay, nắm chặt tay… Tùy theo tình chất tổn thương mà bệnh nhân có các biểu hiện kèm theo. 

Đau mỏi khớp khuỷu tay xảy ra là do một số bệnh lý ở khớp khuỷu như viêm khớp, gout, vô hóa sụn khớp, thoái hóa khớp khuỷu tay hay do chấn thương viêm mỏm trên lồi cầu. Trong đó, đau mỏi khuỷu tay khi chơi thể thao thường là do viêm mỏm trên lồi cầu.


Viêm mỏm trên lồi cầu thường xảy ra ở những vận động viên chuyên nghiệp, những người tập luyện thể thao, bao gồm 2 trường hợp:

1- Viêm mỏm trên lồi cầu trong (hội chứng golf):

Thường gặp ở những người thường xuyên chơi golf, vận động viên chơi golf, thợ hàn, thợ rèn do lặp đi lặp lại nhiều lần động tác cầm búa đóng hay cầm gậy chơi golf, gây ảnh hưởng đến các nhóm gân bên trong khuỷu tay.

Triệu chứng:

Người bệnh bị viêm gân do hội chứng golf thường thấy đau dọc bên trong khuỷu tay, có liên quan đến vận động của cổ tay. Đau tăng khi gấp cổ tay hoặc lật sấp cẳng tay, sức nắm của bàn tay cũng giảm theo. Khi ấn vào vùng lồi cầu thì càng đau nặng. Đau nơi điểm bám của gân cơ tại bên trong khuỷu, cảm giác căng cơ.

Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh vận động cánh tay, kết hợp chườm đá chỗ khuỷu tay bị viêm để giảm đau.

Có thể dùng băng thun quấn quanh vùng khớp dưới khuỷu để hạn chế cơn đau và tổn thương tái phát.
Tập kéo giãn cơ bằng cách duỗi thẳng khuỷu hoặc kéo bàn tay gập hướng ngược lại.
Sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau non steroids hoặc tiêm tại chỗ viêm Cortisone trong trường hợp nặng với sự theo dõi của bác sĩ.

Cách giảm đau nhức khớp khủy tay do chơi thể thao
Cách giảm đau nhức khớp khủy tay do chơi thể thao


2- Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hội chứng tennis elbow – khuỷu tay quần vợt):

Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài là do các gân cơ bám lồi cầu ngoài bị tổn thương do vận động khuỷu tay quá mức hoặc thực hiện các động tác mạnh lặp đi lặp lại hàng ngày như chơi tennis, cầm vặn ốc, lau chùi cửa… Thường gặp ở những người chơi tennis, họa sĩ, thợ ống nước, thợ mộc, đầu bếp, các bà nội trợ chặt thịt…

Triệu chứng:

Cơn nhẹ đau xuất hiện rồi nặng lên sau vài tuần hoặc vài tháng. Người bệnh không có chấn thương cụ thể nhưng thấy đau hoặc rát trên phần ngoài của khuỷu tay, tay bị giảm lực, khó cầm nắm.\

Đầu tiên, người bệnh cần hạn chế hoặc tránh thực hiện các động tác phải sử dụng đến cánh tay, khuỷu tay trong vài tuần.

Chườm đá tại chỗ khuỷu tay đau 3 lần/ ngày, mỗi lần từ 15-20 phút khi mới vừa bị đau. Trong trường hợp đau mãn tính, nên chườm nóng trước khi luyện tập và chườm đá sau khi tập xong để giảm sưng đau.

Tập kéo giãn cơ bằng cách duỗi thẳng khuỷu tay, kéo bàn tay gập mặt lòng trong vài giây rồi thả lỏng. Lặp lại bài tập 10-20 lần trong 1 lần tập, mỗi ngày tập 3 lần.
Băng thun hoặc nẹp thun khuỷu tay trong khi làm việc hay chơi thể thao để làm giảm tổn thương gân và giảm đau.

Dùng thuốc kháng viêm non steroid để làm giảm sưng đau hoặc tiêm kháng viêm tại chỗ Cortisone khi bị đau kéo dài.

Kết hợp tập vật lý trị liệu bằng các bài tập tăng cường cơ bắp của cánh tay, siêu âm, massage đá hoặc kỹ thuật cơ kích thích để cải thiện cơ bắp, chữa lành các tổn thương ở gân nhanh chóng.

Khi bị đau nhức khuỷu tay do chơi thể thao, người bệnh cần hạn chế vận động cánh tay và chú ý nghỉ ngơi trong vài ngày để tránh làm tổn thương nặng hơn. Ngoài việc áp dụng các phương pháp giảm đau khớp khuỷu tay trên đây, cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng chất canxi, kali, magie… để hỗ trợ quá trình hồi phục của gân cơ, xương khớp.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt khi đã được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt gai gót chân và viêm gân xơ hóa

Triệu chứng chủ yếu của gai gót chân là đau dưới đáy của bàn chân, cơn đau gần gót chân. Chúng sẽ càng đau hơn khi bạn bước đi vào sáng sớm sau khi thức dậy. Cơn đau sẽ càng tệ hơn nếu bạn đứng hay ngồi trong một thời gian dài, hoặc sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, bạn sẽ không cảm thấy đau trong quá trình tập thể dục. Vùng bị ảnh hưởng Gai gót chân là phản ứng viêm xuất hiện ở vùng cân cơ bàn chân. Cân cơ là một tấm màng cơ dày trải dài từ gót chân cho đến các ngón chân và gót bàn chân. Nó đóng vai trò như một miếng đệm chân của bạn. Gai gót chân xuất hiện khi cân cơ bàn chân bị viêm. Nguyên nhân Cân cơ bàn chân cũng giống như bộ phận giảm xóc. Nếu có quá nhiều sức ép đè nặng lên chúng, một vài vết nứt nhỏ có thể xuất hiện. Những động tác lặp đi lặp lại quá nhiều lần cũng gây ra kích thích và viêm cân cơ bàn chân. Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Dáng đi không bình thường: Khi đi bộ, bàn chân của bạn cong vào trong quá nhiều. Vòm chân của bạn c

Đau dây thần kinh tọa nên làm gì để hạn chế mắc bệnh?

Giấc ngủ đóng vai trò rất cần thiết cho việc thư giãn, phục hồi chức năng của các cơ quan. Vì vậy, việc ngủ đúng tư thế cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cách chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Đau dây thần kinh tọa là bệnh liên quan đến dây thần kinh, gây ra chứng đau lưng kéo xuống chân trái hoặc chân phải, ít trường hợp đau cả hai chân. Bệnh do tổn thương dây thần kinh tọa gây ra, bắt nguồn từ thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc các chấn thương do vận động thông thường. Tư thế bào thai: Ở tư thế bào thai, cột sống được kéo giãn và hầu như không phải chịu bất cứ áp lực nào từ trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là tư thế giúp khắc phục tật ngáy ngủ và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Để nằm theo tư thế bào thai, người bệnh nằm co gối sát gần tới cằm giống như thai nhi trong bụng mẹ. Nằm ngửa thẳng lưng: Tư thế nằm ngửa lưng giúp cho cột sống được giữ thẳng. Người bệnh nên nằm đệm êm nhưng không lún (vì có thể làm cong võng xương),

Phòng gãy xương vùng khớp háng ở người già

Gãy xương vùng khớp háng làm hạn chế khả năng vận động và tự lập của người bệnh, bởi lẽ họ phải trải qua phẫu thuật, nằm viện, bất động và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Khi gãy xương vùng khớp háng, người bệnh luôn cần người trợ giúp hằng ngày trong suốt thời gian điều trị, có khi kéo dài hàng năm (nếu không thay khớp), vừa đau đớn, vừa phiền phức.  Nếu điều trị không kịp thời, đúng phương pháp, người bệnh dễ tử vong do loét, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, tắc mạch chi, tắc mạch phổi..v.v.. Nguyên nhân Phần lớn gãy xương vùng khớp háng liên quan đến tình trạng loãng xương (yếu xương, thưa xương) ở người có tuổi, kết hợp sau một lực tác động không lớn vào háng (ngã ngồi, đập mông xuống nền nhà, bậc thềm, cầu thang…). Loãng xương xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh và đàn ông lớn tuổi. Loãng xương làm cho thành xương mỏng, xương mềm, dẫn đến khả năng chịu lực kém, xương dễ gãy, đặc biệt xương vùng khớp háng là điểm yếu nhất, dễ bị tổn thương nhất khi có loãng xương.