Chuyển đến nội dung chính

Chữa trị chuột rút bàn tay hiệu quả

Chuột rút hay vọp bẻ bàn tay là tình trạng co thắt bàn tay ngoài ý muốn, không tự duỗi ra được. Nguyên nhân gây bệnh có thể do mức canxi, magie trong máu thấp, hoặc cơ thể thiếu nước làm cơ bắp dễ bị co rút, mắc hội chứng đường hầm cổ tay

Chuột rút bàn tay hay còn gọi là vọp bẻ thường xảy ra khi vận động quá sức, Các đối tượng có nguy cơ gặp phải là vận động viên thể thao, công nhân sản xuất dây chuyền, phụ nữ mang thai… Ngoài ra, khi cơ thể mất nước, thiếu muối đều có thể bị chuột rút.

Khi bị chuột rút, phải dừng ngay các hoạt động ở bàn tay và ngón tay. Tiếp đó cần xoa nắn nhẹ nhàng bàn tay và các ngón tay để thư giãn cơ rồi mới từ từ cử động bàn tay.

Nếu bạn đang phải lao động nặng thì nên uống oresol để đề phòng thiếu nước và muối. Đồng thời, nên thường xuyên co duỗi các ngón tay để hạn chế tái phát chuột rút bàn tay.

Duy trì một chế độ dinh dưỡng đủ chất và tăng cường một số thực phẩm có thể giúp cải thiện tình trạng chuột rút bàn tay để hiện tượng này không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sống.

Chữa trị chuột rút bàn tay hiệu quả
Chữa trị chuột rút bàn tay hiệu quả


Thực phẩm giàu kali

Chuối, khoai lang, đậu phụ, sữa chua, súp lơ… chứa nhiều kali. Nếu không muốn bị chứng chuột rút bàn tay làm phiền thì nên bổ sung các thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.

Thức ăn chứa muối

Vận động viên thể thao, người lao động quá mức có thể bị mất muối qua mồ hôi. Vì vậy, nên bổ sung các thức ăn chứa muối trong quá trình vận động để hạn chế chuột rút.

Thức ăn giàu canxi

Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút. Vì vậy, cần tăng cường ăn sữa chua, cá, củ cải xanh, phô mai… để cơ thể không thiếu đi khoáng chất này.

Thực phẩm giàu carbohydrate

Chuối, yến mạch, khoai lang, củ cải đường, cam, bưởi, việt quất… là những thực phẩm giàu carbohydrate giúp phòng tránh cạn kiệt glycogen – năng lượng lưu trữ trong cơ bắp để không bị chuột rút bàn tay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt gai gót chân và viêm gân xơ hóa

Triệu chứng chủ yếu của gai gót chân là đau dưới đáy của bàn chân, cơn đau gần gót chân. Chúng sẽ càng đau hơn khi bạn bước đi vào sáng sớm sau khi thức dậy. Cơn đau sẽ càng tệ hơn nếu bạn đứng hay ngồi trong một thời gian dài, hoặc sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, bạn sẽ không cảm thấy đau trong quá trình tập thể dục. Vùng bị ảnh hưởng Gai gót chân là phản ứng viêm xuất hiện ở vùng cân cơ bàn chân. Cân cơ là một tấm màng cơ dày trải dài từ gót chân cho đến các ngón chân và gót bàn chân. Nó đóng vai trò như một miếng đệm chân của bạn. Gai gót chân xuất hiện khi cân cơ bàn chân bị viêm. Nguyên nhân Cân cơ bàn chân cũng giống như bộ phận giảm xóc. Nếu có quá nhiều sức ép đè nặng lên chúng, một vài vết nứt nhỏ có thể xuất hiện. Những động tác lặp đi lặp lại quá nhiều lần cũng gây ra kích thích và viêm cân cơ bàn chân. Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Dáng đi không bình thường: Khi đi bộ, bàn chân của bạn cong vào trong quá nhiều. Vòm chân của bạn c

Đau dây thần kinh tọa nên làm gì để hạn chế mắc bệnh?

Giấc ngủ đóng vai trò rất cần thiết cho việc thư giãn, phục hồi chức năng của các cơ quan. Vì vậy, việc ngủ đúng tư thế cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cách chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Đau dây thần kinh tọa là bệnh liên quan đến dây thần kinh, gây ra chứng đau lưng kéo xuống chân trái hoặc chân phải, ít trường hợp đau cả hai chân. Bệnh do tổn thương dây thần kinh tọa gây ra, bắt nguồn từ thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc các chấn thương do vận động thông thường. Tư thế bào thai: Ở tư thế bào thai, cột sống được kéo giãn và hầu như không phải chịu bất cứ áp lực nào từ trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là tư thế giúp khắc phục tật ngáy ngủ và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Để nằm theo tư thế bào thai, người bệnh nằm co gối sát gần tới cằm giống như thai nhi trong bụng mẹ. Nằm ngửa thẳng lưng: Tư thế nằm ngửa lưng giúp cho cột sống được giữ thẳng. Người bệnh nên nằm đệm êm nhưng không lún (vì có thể làm cong võng xương),

Phòng gãy xương vùng khớp háng ở người già

Gãy xương vùng khớp háng làm hạn chế khả năng vận động và tự lập của người bệnh, bởi lẽ họ phải trải qua phẫu thuật, nằm viện, bất động và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Khi gãy xương vùng khớp háng, người bệnh luôn cần người trợ giúp hằng ngày trong suốt thời gian điều trị, có khi kéo dài hàng năm (nếu không thay khớp), vừa đau đớn, vừa phiền phức.  Nếu điều trị không kịp thời, đúng phương pháp, người bệnh dễ tử vong do loét, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, tắc mạch chi, tắc mạch phổi..v.v.. Nguyên nhân Phần lớn gãy xương vùng khớp háng liên quan đến tình trạng loãng xương (yếu xương, thưa xương) ở người có tuổi, kết hợp sau một lực tác động không lớn vào háng (ngã ngồi, đập mông xuống nền nhà, bậc thềm, cầu thang…). Loãng xương xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh và đàn ông lớn tuổi. Loãng xương làm cho thành xương mỏng, xương mềm, dẫn đến khả năng chịu lực kém, xương dễ gãy, đặc biệt xương vùng khớp háng là điểm yếu nhất, dễ bị tổn thương nhất khi có loãng xương.