Chuyển đến nội dung chính

Dấu hiệu ở bàn chân và cách xử lý

Chân bị chuột rút xảy ra khi căng cơ đột ngột hoặc cơ thể bị mất nước. Dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo bệnh nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hãy bổ sung nhiều thực phẩm chứa magie, canxi, kali cho cơ thể. Triệu chứng bị chuột rút cũng sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như công việc của bạn. Vì thế bạn cũng cần phải chú ý đến vấn đề này.


Giải pháp: Cách giảm đau cho bạn là uốn cong bàn chân, xoa bóp vùng chân bị đau. Ngoài ra bạn cũng có thể chườm khăn lạnh vào vùng bị chuột rút hoặc uống một cốc sữa nóng trước khi ngủ.

Chân và các ngón chân nhợt nhạt


Đây là biểu hiện của bệnh tuần hoàn máu kém gây ra. Lượng máu cung cấp cho chân không đủ khiến chân dễ bị tê mỏi. Biểu hiện như khi bạn đang ngồi rồi đứng dậy, chân sẽ chuyển sang màu nhợt nhạt, hoặc đột nhiên đứng bật dậy, bạn sẽ thấy đầu ngón chân chuyển sang màu trắng nhợt, tê buốt. Biểu hiện này sẽ làm cho bạn cảm thấy khó khăn trong quá trình đi lại, ảnh hưởng tới công việc cũng như chất lượng cuộc sống của bạn

Giải pháp: Cải thiện tuần hoàn máu bằng cách tập luyện hoặc chế độ ăn uống.

Ngón chân hơi lõm, có vết lõm hình thìa


Đây là biểu hiện của bệnh thiếu máu. Do không đủ huyết sắc tố (một loại protein giàu chất sắt tồn tại trong tế bào máu để vận chuyển oxy) gây ra. Xuất huyết trong cơ thể (như loét) hoặc kinh nguyệt bất thường nghiêm trọng cũng dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Khi thiếu máu, móng chân cũng sẽ có tình trạng tương tự; Màu sắc móng trở nên nhạt đi. Hơn nữa móng còn dễ gãy, chân luôn cảm thấy lạnh. Mệt mỏi là triệu chứng đầu tiên của bệnh thiếu máu, các triệu chứng khác bao gồm khó thở khi đứng lên, chóng mặt hoặc đau đầu.

Giải pháp: Có thể chẩn đoán bệnh thiếu máu bằng cách xét nghiệm máu.

Chân đau lâu không khỏi


Đây là biểu hiện chủ yếu của bệnh tiểu đường. Nồng độ đường trong máu tăng cao có thể gây tổn thương thần kinh cho đôi chân, biểu hiện là các vết trầy xước, vết cắt hoặc bị dị ứng do áp lực hoặc do mát xoa không cẩn thận gây ra, các chỗ vết thương thường loét ra, rất lâu mới lành..



Biểu hiện khác của bệnh tiểu đường thường là hay khát nước, đi tiểu nhiều lần, dễ mệt mỏi, mờ mắt, dễ đói hặc sút cân. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ làm bạn gặp khó khăn trong việc điều trị, vì thế cần đi khám và điều trị sớm khi phát hienj ra bệnh.

Giải pháp: Lập tức điều trị những chỗ viêm loét và kiểm tra bệnh tiểu đường.

Bàn chân lạnh


Chân lạnh toát có thể do thiếu máu, chức năng tuyến giáp hoạt động thiếu hiệu quả, bởi tuyến giáp có thể điều tiết nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất. Ngoài ra, tuần hoàn máu trong cơ thể kém cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Giải pháp: Thường xuyên ngâm chân nước ấm, giữ ấm cho chân về mùa đông.

Móng chân dày và vàng ố


Móng chân vàng cảnh báo sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoặc do bạn sử dụng quá nhiều sơn móng chân khiến móng chân bị tổn thương. Nguyên nhân gây vẹo cột sống http://coxuongkhoppcc.com/veo-cot-song.html

Giải pháp: Khi gặp hiện tượng này bạn nên dừng sơn móng chân (nếu bạn đang làm như vậy) hoặc đi khám bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Ngón chân cái to bất thường


Có thể là bệnh gút, đây là một kiểu viêm khớp, thường do dối loạn chuyển hóa axit uric trong máu gây ra. Axit uric thường được tìm thấy ở một số bộ phận trong cơ thể khi nhiệt độ cơ thể khá thấp.

Giải pháp: Hãy chú ý hơn về khẩu phần ăn của mình và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đi xét nghiệm máu để kiểm tra lượng axit uric khi thấy ngón chân quá đau.



Mất cảm giác hay thấy như bị châm chích nơi bàn chân là cách cơ thể báo động cho bạn biết đó là triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi hay hệ thần kinh ngoại vi đã bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân, nhưng bệnh tiểu đường, lạm dụng rượu hoặc liệu pháp xạ trị (chữa ung thư) là thủ phạm chính dẫn đến căn bệnh này.

Giải pháp: Khuyến cáo tốt nhất dành cho mọi người là nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân…

Đau khớp chân


Viêm khớp dạng thấp là một kiểu tổn thương khớp mà các khớp nhỏ như khớp ngón chân và khớp ngón tay cảm thấy đau, khi đau thường kèm sưng và cứng, hơn nữa cơn đau là đối xứng. Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở phụ nữ, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 4 lần so với nam giới.

Bệnh viêm khớp ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như sức khỏe lâu dài của bạn, vì thế cần tìm ra phương pháp điều trị phù hợp để làm giảm sự phát triển của bệnh.

Giải pháp: Cần kiểm tra toàn diện như xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X-quang, căn cứ vào biểu hiện lâm sàn để xác định nguyên nhân đau khớp. Có rất nhiều thuốc và cách điều tri bệnh viêm khớp, nhưng phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay vẫn là điều trị theo Đông y.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt gai gót chân và viêm gân xơ hóa

Triệu chứng chủ yếu của gai gót chân là đau dưới đáy của bàn chân, cơn đau gần gót chân. Chúng sẽ càng đau hơn khi bạn bước đi vào sáng sớm sau khi thức dậy. Cơn đau sẽ càng tệ hơn nếu bạn đứng hay ngồi trong một thời gian dài, hoặc sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, bạn sẽ không cảm thấy đau trong quá trình tập thể dục. Vùng bị ảnh hưởng Gai gót chân là phản ứng viêm xuất hiện ở vùng cân cơ bàn chân. Cân cơ là một tấm màng cơ dày trải dài từ gót chân cho đến các ngón chân và gót bàn chân. Nó đóng vai trò như một miếng đệm chân của bạn. Gai gót chân xuất hiện khi cân cơ bàn chân bị viêm. Nguyên nhân Cân cơ bàn chân cũng giống như bộ phận giảm xóc. Nếu có quá nhiều sức ép đè nặng lên chúng, một vài vết nứt nhỏ có thể xuất hiện. Những động tác lặp đi lặp lại quá nhiều lần cũng gây ra kích thích và viêm cân cơ bàn chân. Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Dáng đi không bình thường: Khi đi bộ, bàn chân của bạn cong vào trong quá nhiều. Vòm chân của bạn c

Đau dây thần kinh tọa nên làm gì để hạn chế mắc bệnh?

Giấc ngủ đóng vai trò rất cần thiết cho việc thư giãn, phục hồi chức năng của các cơ quan. Vì vậy, việc ngủ đúng tư thế cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cách chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Đau dây thần kinh tọa là bệnh liên quan đến dây thần kinh, gây ra chứng đau lưng kéo xuống chân trái hoặc chân phải, ít trường hợp đau cả hai chân. Bệnh do tổn thương dây thần kinh tọa gây ra, bắt nguồn từ thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc các chấn thương do vận động thông thường. Tư thế bào thai: Ở tư thế bào thai, cột sống được kéo giãn và hầu như không phải chịu bất cứ áp lực nào từ trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là tư thế giúp khắc phục tật ngáy ngủ và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Để nằm theo tư thế bào thai, người bệnh nằm co gối sát gần tới cằm giống như thai nhi trong bụng mẹ. Nằm ngửa thẳng lưng: Tư thế nằm ngửa lưng giúp cho cột sống được giữ thẳng. Người bệnh nên nằm đệm êm nhưng không lún (vì có thể làm cong võng xương),

Phòng gãy xương vùng khớp háng ở người già

Gãy xương vùng khớp háng làm hạn chế khả năng vận động và tự lập của người bệnh, bởi lẽ họ phải trải qua phẫu thuật, nằm viện, bất động và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Khi gãy xương vùng khớp háng, người bệnh luôn cần người trợ giúp hằng ngày trong suốt thời gian điều trị, có khi kéo dài hàng năm (nếu không thay khớp), vừa đau đớn, vừa phiền phức.  Nếu điều trị không kịp thời, đúng phương pháp, người bệnh dễ tử vong do loét, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, tắc mạch chi, tắc mạch phổi..v.v.. Nguyên nhân Phần lớn gãy xương vùng khớp háng liên quan đến tình trạng loãng xương (yếu xương, thưa xương) ở người có tuổi, kết hợp sau một lực tác động không lớn vào háng (ngã ngồi, đập mông xuống nền nhà, bậc thềm, cầu thang…). Loãng xương xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh và đàn ông lớn tuổi. Loãng xương làm cho thành xương mỏng, xương mềm, dẫn đến khả năng chịu lực kém, xương dễ gãy, đặc biệt xương vùng khớp háng là điểm yếu nhất, dễ bị tổn thương nhất khi có loãng xương.