Chuyển đến nội dung chính

Viêm dây thần kinh liên sườn chữa thế nào?

Cho đến nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây viêm thần kinh liên sườn tiên phát một cách cụ thể. Tuy nhiên đa số người bệnh đều chịu ảnh hưởng của vận động nặng, sai tư thế kéo dài hoặc nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn từ môi trường.


Bệnh viêm dây thần kinh liên sườn được chia thành dạng tiên phát và thứ phát. Với mỗi dạng sẽ có những nguyên nhân và triệu chứng, biểu hiện khác nhau.

Triệu chứng của viêm dây thần kinh liên sườn dạng tiên phát bắt đầu bằng các cơn đau tức ngực một bên (trái, phải) hoặc đôi khi đau cả hai bên. Có khi tình trạng đau có thể lan ra cả vùng lưng dọc cột sống. Khi thay đổi tư thế, hắt hơi hoặc ho, tình trạng đau sẽ nặng hơn. Trên da không có dấu vết bầm tím, nhưng nhấn vào một số điểm lại thấy đau nhói. Các triệu chứng này thường hay bị nhầm lẫn với bệnh lý về phổi

Viêm thần kinh liên sườn dạng thứ phát có thể xảy ra do chấn thương cột sống, bệnh lý tủy sống, lao cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, zona thần kinh, viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường…

Người bệnh có thể nhận biết bằng cảm giác đau tức ngực một bên, triệu chứng này giống với thể tiên phát và kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Đối với thể đau do zona liên sườn (rất thường gặp), cảm giác đau thường kèm theo bỏng rát nếu người bệnh ở tuổi trung niên.

Cơ thể thấy mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ. Tại những nơi có dây thần kinh liên sườn đi qua có nổi phát ban mụn nước màu tím. Các nốt mụn này sau 3 ngày sẽ tự vỡ và đóng vảy, để lại dấu vết dọc theo dây thần kinh liên sườn.

Đối với viêm thần kinh liên sườn dạng tiên phát, chỉ cần phát hiện sớm và khắc phục kịp thời là bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Còn thể thứ phát, do chịu ảnh hưởng của các bệnh lý khác, nên việc bỏ qua liệu trình điều trị, hoặc điều trị không đúng lúc, đúng cách sẽ khiến bệnh nhân chịu biến chứng của nhiều bệnh tùy thuộc vào từng nguyên nhân.



Người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi kéo dài, chán ăn, sụt cân, làm việc kém hiệu quả. Các cơn đau cứ dai dẳng không thể khắc phục được bằng thuốc giảm đau khiến cuộc sống của họ vô cùng bất tiện. Đối với viêm dây thần kinh liên sườngây ra bởi các bệnh lý về cột sống, người bệnh có thể bị dính khớp, dẫn đến mất khả năng vận động và tàn phế suốt đời.

Làm giảm các triệu chứng đau nhức tại mạn sườn không khó, nhưng để điều trị dứt điểm lại không phải là điều đơn giản.

Để bệnh tiến triển tích cực, người bệnh có thể áp dụng cách điều trị sau đây:


Trên thực tế, người mắc bệnh viêm thần kinh liên sườn không được chỉ định ăn kiêng. Nhưng rõ ràng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp chúng ta nâng cao kết quả điều trị và tăng cường sức khỏe. Người bệnh nên tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích. Nên tăng cường bổ sung vào thực đơn các loại rau xanh và vitamin B, A, D cho cơ thể.



Bên cạnh đó, với viêm dây thần kinh liên sườn có liên quan đến bệnh lý về xương khớp và cột sống, người bệnh nên ăn các loại dầu mè, ngũ cốc nguyên hạt thay vì dầu thực vật thông thường hay mỡ động vật.

Vận động quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt cho cơ thể, và nó sẽ tác động trực tiếp đến dây thần kinh liên sườn.

Người phải ngồi cả ngày trong môi trường văn phòng nên giữ lưng thẳng, thi thoảng đứng dậy tập thể dục cho xương khớp và cơ được thư giãn. Nếu trong giờ nghỉ trưa buộc phải ngủ trên ghế, nên nằm ở tư thế đầu dựa vào thành ghế, chân duỗi thằng trên một mặt phẳng thấp hơn hoặc ngang bằng với ghế.

Người lao động tay chân nên điều chỉnh cường độ hoạt động phù hợp với sức lao động của bản thân. Lưu ý không nên đội vật nặng trên đầu quá lâu vì nó sẽ khiến trọng lượng đè nén lên toàn bộ xương sống. Cần chú ý đặc biệt đến tư thế khi mang vác hàng hóa, vật nặng.

Người cao tuổi cần thường xuyên tập luyện thể dục bằng các bài tập nhẹ nhàng như ngồi thiền, đi bộ, đạp xe…Nên tránh các môn thể thao vận động mạnh, dễ chấn thương xương khớp.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt gai gót chân và viêm gân xơ hóa

Triệu chứng chủ yếu của gai gót chân là đau dưới đáy của bàn chân, cơn đau gần gót chân. Chúng sẽ càng đau hơn khi bạn bước đi vào sáng sớm sau khi thức dậy. Cơn đau sẽ càng tệ hơn nếu bạn đứng hay ngồi trong một thời gian dài, hoặc sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, bạn sẽ không cảm thấy đau trong quá trình tập thể dục. Vùng bị ảnh hưởng Gai gót chân là phản ứng viêm xuất hiện ở vùng cân cơ bàn chân. Cân cơ là một tấm màng cơ dày trải dài từ gót chân cho đến các ngón chân và gót bàn chân. Nó đóng vai trò như một miếng đệm chân của bạn. Gai gót chân xuất hiện khi cân cơ bàn chân bị viêm. Nguyên nhân Cân cơ bàn chân cũng giống như bộ phận giảm xóc. Nếu có quá nhiều sức ép đè nặng lên chúng, một vài vết nứt nhỏ có thể xuất hiện. Những động tác lặp đi lặp lại quá nhiều lần cũng gây ra kích thích và viêm cân cơ bàn chân. Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Dáng đi không bình thường: Khi đi bộ, bàn chân của bạn cong vào trong quá nhiều. Vòm chân của bạn c

Đau dây thần kinh tọa nên làm gì để hạn chế mắc bệnh?

Giấc ngủ đóng vai trò rất cần thiết cho việc thư giãn, phục hồi chức năng của các cơ quan. Vì vậy, việc ngủ đúng tư thế cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cách chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Đau dây thần kinh tọa là bệnh liên quan đến dây thần kinh, gây ra chứng đau lưng kéo xuống chân trái hoặc chân phải, ít trường hợp đau cả hai chân. Bệnh do tổn thương dây thần kinh tọa gây ra, bắt nguồn từ thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc các chấn thương do vận động thông thường. Tư thế bào thai: Ở tư thế bào thai, cột sống được kéo giãn và hầu như không phải chịu bất cứ áp lực nào từ trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là tư thế giúp khắc phục tật ngáy ngủ và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Để nằm theo tư thế bào thai, người bệnh nằm co gối sát gần tới cằm giống như thai nhi trong bụng mẹ. Nằm ngửa thẳng lưng: Tư thế nằm ngửa lưng giúp cho cột sống được giữ thẳng. Người bệnh nên nằm đệm êm nhưng không lún (vì có thể làm cong võng xương),

Phòng gãy xương vùng khớp háng ở người già

Gãy xương vùng khớp háng làm hạn chế khả năng vận động và tự lập của người bệnh, bởi lẽ họ phải trải qua phẫu thuật, nằm viện, bất động và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Khi gãy xương vùng khớp háng, người bệnh luôn cần người trợ giúp hằng ngày trong suốt thời gian điều trị, có khi kéo dài hàng năm (nếu không thay khớp), vừa đau đớn, vừa phiền phức.  Nếu điều trị không kịp thời, đúng phương pháp, người bệnh dễ tử vong do loét, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, tắc mạch chi, tắc mạch phổi..v.v.. Nguyên nhân Phần lớn gãy xương vùng khớp háng liên quan đến tình trạng loãng xương (yếu xương, thưa xương) ở người có tuổi, kết hợp sau một lực tác động không lớn vào háng (ngã ngồi, đập mông xuống nền nhà, bậc thềm, cầu thang…). Loãng xương xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh và đàn ông lớn tuổi. Loãng xương làm cho thành xương mỏng, xương mềm, dẫn đến khả năng chịu lực kém, xương dễ gãy, đặc biệt xương vùng khớp háng là điểm yếu nhất, dễ bị tổn thương nhất khi có loãng xương.